Trang chủ » Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là những trẻ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và lời nói giao tiếp. Những khó khăn này khác nhau ở các độ tuổi của trẻ. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể liên quan đến các rối loạn phát triển khác như có rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ.

Những khó khăn có thể xảy ra với:

  • Giao tiếp ngôn ngữ
  • Hiểu từ hoặc câu
  • Bật âm đầu tiên và học từ
  • Nói câu 2, 3, 4 và nhiều từ
  • Xây dựng vốn từ vựng.
Trẻ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, sử dụng ngôn ngữ cử chỉ và lời nói giao tiếp

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ em ở từng độ tuổi sẽ có mốc phát triển ngôn ngữ khác nhau. Phụ huynh so sánh con với các bạn cùng tuổi có thể không xác định được trẻ có chậm nói hay không. Vì vậy hãy so sánh các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ theo các độ tuổi dưới đây và liên hệ với các nhà chuyên môn để giúp trẻ phát triển.

Đến 6 tháng

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở 6 tháng khi không có các dấu hiệu

  • Sử dụng mắt để giao tiếp
  • Đáp ứng khi được gọi tên (nhìn, quay đầu)
  • Quay sang nhìn đồ vật khi bạn nói về chúng.

Đến 12 tháng

Trẻ 12 tháng không có các dấu hiệu:

  • Chơi các trò chơi theo lượt như ú òa
  • Cố gắng giao tiếp bằng lời nói, âm thanh ê a, cử chỉ và/hoặc từ ngữ
  • Cố gắng liên lạc với bạn khi họ cần giúp đỡ hoặc muốn điều gì đó.

Đến 18 tháng

Trẻ không có các biểu hiện như

  • Đáp lại những hướng dẫn và câu hỏi hàng ngày như “Vẫy tay tạm biệt”, “Mẹ đâu rồi?” hoặc đưa ra yêu cầu như “uống nước”
  • Nói những lời đơn lẻ.

Đến 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi chậm phát triển ngôn ngữ không đạt được các mốc như:

  • Nói khoảng 50 từ khác nhau
  • Ghép 2 từ trở lên với nhau – ví dụ: “uống nước”, “mẹ đi làm” hoặc “bố đâu rồi”
  • Tạo ra các từ một cách tự nhiên
  • Biết tên ít nhất một màu
  • Trả lời các hướng dẫn và câu hỏi hàng ngày như “mẹ đâu rồi” bé trả lời “đi làm”

Chậm ngôn ngữ là tình trạng khá phổ biến ở lứa tuổi này. Khoảng 1 trong 6 trẻ em có dấu hiệu chậm ngôn ngữ và được coi là “người nói muộn”. Nhưng đến 4 tuổi, hầu hết những đứa trẻ chậm nói đã bắt kịp những đứa trẻ cùng tuổi.

Vào khoảng 3 tuổi

Dấu hiệu trẻ 3 tuổi chậm nói như:

  • Kết hợp các từ thành câu dài hơn. Ví dụ: “bố bóc bánh” hát câu đơn giản “bà ơi bà”
  • Bé hiểu và có thể sai vặt được. Ví dụ “lấy cho mẹ cái gối”, “bố muốn uống nước”
  • Quan tâm đến sách, chơi đồ chơi
  • Hỏi những câu hỏi (có những bé luôn hỏi “ngàn câu hỏi vì sao”)

Từ 4 – 5 tuổi trở lên

Khi đi học mầm non trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ và tương tác với bạn. Nếu những khó khăn này không thể giải thích được bằng những nguyên nhân khác như chứng tự kỷ hoặc mất thính giác thì đó có thể là chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ.

  • Ở độ tuổi này, trẻ mắc chứng rối loạn phát triển ngôn ngữ có thể:
  • Đấu tranh để học từ mới và trò chuyện
  • Sử dụng câu ngắn, đơn giản và thường bỏ sót những từ quan trọng trong câu
  • Ngữ pháp trong câu bị đảo lộn
  • Chỉ phản hồi một phần của hướng dẫn
  • Khó sử dụng tên của vật thay vào đó sử dụng từ chung chung như cái này, nó, thứ
  • Khó khăn nghe hiểu lời nói, câu chuyện, yêu cầu.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường có xu hướng di truyền trong gia đình. Một số yếu tố tác động:

  • Chậm ngôn ngữ ở nam có tỷ lệ cao hơn.
  • Có người lớn trong gia đình chậm phát triển ngôn ngữ hoặc rối loạn giao tiếp.
  • Trẻ bị rối loạn phát triển hoặc hội chứng như tự kỷ hoặc hội chứng Down
  • Trẻ em có vấn đề về thính giác, nhiễm trùng tai và thắng lưỡi.

Câu hỏi thường gặp về trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có chữa được không?

Trung tâm Tâm Đức xin khẳng định: Hoàn toàn có thể cải thiện nếu được can thiệp sớm và đúng phương pháp. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Ngôn ngữ Trị liệu Hoa Kỳ (ASHA), 70 – 80% trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ nếu được can thiệp trước 3 tuổi.

Điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là gì?

Tuy có sự chậm trễ về lời nói, giao tiếp nhưng nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có các điểm mạnh về:

  • Khả năng quan sát tốt
  • Trí nhớ thị giác mạnh
  • Tư duy logic và kỹ thuật (ghép hình, sắp xếp, nhiệm vụ có cấu trúc)
  • Năng khiếu về nghệ thuật hoặc vận động

Thời gian can thiệp trung bình cho trẻ là bao lâu?

Trung bình từ 6 – 18 tháng để đạt tiến bộ rõ rệt, thời gian can thiệp phụ thuộc vào:

  • Mức độ chậm nói của trẻ
  • Tuổi bắt đầu can thiệp
  • Sự phối hợp của gia đình

Bài viết liên quan

Bé bị chậm nói cha mẹ lo lắng có phải trẻ tự kỷ chậm nói hay không? Cùng tìm hiểu về những nguyên nhân, phương pháp dạy can thiệp trẻ tự kỷ chậm nói hiệu quả.
Tăng động giảm chú ý chậm nói là tình trạng có tác động ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển toàn diện của trẻ
Rối loạn ngôn ngữ là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, truyền đạt thông tin của trẻ.
Thấu hiểu và cùng hành động vì một xã hội công bằng, nơi mọi trẻ em, dù khác biệt, đều có cơ hội phát triển và tỏa sáng

TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP TÂM ĐỨC

  • Cơ sở 1: Đông Du, Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh
  • Cơ sở 2: 14 Khu Sơn Đông, Phường Năm Sơn, TP Bắc Ninh
  • Hotline: 0974 633 019
  • Email: hoaiduytuan85@gmail.com

BẢN ĐỒ