Hỗ trợ kỹ năng cho học sinh tiền tiểu học
1, Kĩ năng tiền đọc
- Nhìn vào sách tranh, dõi mắt theo hướng chỉ tay
- Cầm sách đúng chiều và lật giở sách theo chiều từ trái sang phải
- Quan tâm, hứng thú với việc đọc (tỏ ra thích thú nhìn vào hoặc chỉ vào hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu trong sách, báo, tạp chí, tờ rơi, áp phích… ở môi trường xung quanh).
- Đọc bằng cách gọi tên hoặc mô tả các dạng biểu tượng khác nhau: đồ vật, mô hình, tranh ảnh, nhãn hiệu, kí hiệu/ biểu tượng, từ hoàn chỉnh.
- Giả vờ đọc sách bằng cách đọc hiểu các bức tranh (ví dụ: nhìn tranh và mô tả)
- Biết tên một vài chữ cái
- Nhận ra âm của chữ cái qua âm của chữ cái (ví dụ: chỉ vào chữ cái “b” và phát ra âm “bỏ”, cho trẻ tìm các chữ cái “b” trong các thẻ từ và phát âm là “bo”)
- Nhận ra âm của chữ cái qua âm của từ (ví dụ vừa chỉ vào thẻ từ “bò” vừa phát âm kéo dài “bờ – ò”, chỉ vào những chữ cái riêng lẻ và làm hình miệng để gợi nhắc trẻ đọc thành âm.
- Nhận ra chữ cái đầu tiên trong tên của mình
- Nhận ra tên mình và các từ quan trọng quen thuộc
- Biết một số chi tiết chính của câu chuyện (tên nhân vật, hành động, cảm xúc…)
- Có thói quen đọc trong cuộc sống hàng ngày (đọc các logo nhãn hiệu sản phẩm, bảng/ biển báo, các biểu tượng xung quanh như đồ vật, tranh ảnh, các từ hoàn chỉnh…)
- Kể chuyện qua tranh (ví dụ: sau khi nghe kể câu chuyện trong một bức tranh, uyen qua trẻ có thể kể được một số số chi tiết trong truyện)
- Trả lời câu hỏi và liên hệ câu chuyện với bản than
- Sắp xếp các sự kiện trong câu chuyện theo trật tự (ví dụ sau khi nghe kể chuyện, trẻ xem từng bức tranh về sự kiện, mô tả tranh và xếp đặt các bức tranh theo chuỗi trình tự xảy ra).
2, Kĩ năng tiền viết
- Sử dụng các ngón tay linh hoạt, độc lập (ví dụ: chạm ngón tay cái vào các ngón tay còn lại, chụm và xòe các ngón tay, cầm nắm và nhặt bằng đầu ngón tay)
- Kiểm soát trương lực cơ và đặt vị trí của cánh tay và lưng đầu cố định để ngồi và viết
- Cầm bút đúng cách bằng 3 ngón tay (ban đầu, tập cho trẻ cầm bút đúng cách bằng các dụng cụ định hình ngón tay)
- Tô vẽ bằng các công cụ viết khác nhau (cọ màu, bút sáp, bút màu, bút chì…)
- Tô vẽ có hứng thú và ý nghĩa (ban đầu trẻ chỉ cần nguệch ngoạc, tạo ra dấu vết, chấm nét và tạo ra các đường nét khác nhau (theo mẫu, tự viết) trên các vật liệu khác nhau như hạt, cát…)
- Sao chép lại các hình dạng, đường nét, thẻ con số, chữ cái, từ…
- Viết tên của mình
- Tưởng tượng về điều gì đó, tạo hình và vẽ hình sẽ giúp con viết có định hướng.
3, Kĩ năng tiền toán học
- Nhận biết được một số hình dạng cơ bản (vuông, tròn, tam giác…)
- Nhận biết một và nhiều, ít và nhiều
- Hiểu khái niệm “đầy” và “không có”
- Nhận ra các số 1 – 10
- Hiểu và ghép số lượng và con số
- Đếm vẹt các số
- Đếm tương ứng trên đồ vật
- Biết rằng số cuối cùng được đếm là tổng các đồ vật
- Đếm và khái quát số lượng
- Sử dụng từ chỉ kích cỡ: nhiều, ít, không có.
- Phân biệt số lượng, lượng (qua các đồ vật, chữ số)
- Sử dụng các từ so sánh: bằng nhau, lớn hơn, nhỏ hơn, nhiều hơn, ít hơn, nhiều nhất, ít nhất.
- Sử dụng và tạo ra chuỗi quy luật, dãy số thứ tự
- Hiểu khái niệm thêm, bớt
- Sắp xếp đồ vật theo thứ tự (nhỏ đến lớn, lớn đến nhỏ)
- Phân loại theo nhóm (nhóm màu sắc, kích cỡ…)
- Hiểu thứ tự các ngày trong tuần, bắt đầu sử dụng các từ chỉ thời gian như: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.
- Khám phá và hiểu các khái niệm về không gian: trái – phải, trước – sau, trên – dưới.
Hãy liên hệ với trung tâm giáo dục Tâm Đức để được hỗ trợ tư vấn thêm:
TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP TÂM ĐỨC
- Cơ sở 1: Đông Du, Đào Viên, Quế Võ, Bắc Ninh
- Cơ sở 2: 14 khu Sơn Đông, Phường Năm Sơn, TP Bắc Ninh
- Hotline: 0974633019
- Email: hoaiduytuan85@gmail.com
Bài viết liên quan
Rối loạn giác quan là một vấn đề phổ biến ở trẻ rối loạn phát triển, bao gồm cả trẻ tự kỷ, rối loạn phổ tự kỷ (ASD), và các rối loạn phát triển khác.
Những tấm thiệp được tạo nên bởi những đứa trẻ phát triển hoàn toàn bình thường thì nó là điều đơn giản. Nhưng đối với một đứa trẻ khuyết tật cách thể hiện tình yêu được như vậy là quá trình học tập thành công, hạnh phúc không tả được
Rối loạn tâm lý học đường là một tình trạng tâm lý phổ biến ở học sinh, có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và cuộc sống hàng ngày.
Kỹ năng tiền ngôn ngữ là những kỹ năng được tiếp thu và thành thạo trước khi trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp (nói)
Trẻ luôn được kiểm tra kỹ lưỡng. Kết quả đánh giá chính xác, xác định rõ các suy yếu cốt lõi là điều quan trọng để can thiệp đúng hướng giúp trẻ tiến bộ
Tư vấn học đường là quá trình tư vấn về tâm lý cho học sinh, đặc biệt là những em có vấn đề liên quan đến tâm lý như stress, rối loạn thần kinh, lo âu, trầm cảm… hoặc gặp khó khăn trong quá trình học tập, định hướng nghề nghiệp tương lai.”. Trung tâm hỗ trợ các hình thức tư vấn, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh giúp các em có khả năng giả quyết vấn đề trong học tập và các vẫn đề xã hội,...